Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó. Tai nạn thương tích là gì?
Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, gây nên những tổn thương hoặc rối loạn chức năng cho cho cơ thể con người.
Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em học sinh THCS thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích?
Có thể thấy tai nạn thương tích hiện nay đều có thể bắt nguồn từng những sự kiện, hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Các nguyên nhân gây thương tích thường gặp đối với trẻ bao gồm:
– Ngã: là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.
– Hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt:
– Đánh nhau: là các hành động sử dụng vũ lực đánh đập người, nhóm người, các cộng đồng khác dẫn đến tai nạn thương tích, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxygen hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ phải cần đến sự chăm sóc y tế hay bị các biến chứng khác.
– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.
– Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
– Ngộ độc do hóa chất, thực phẩm: Là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế.
– Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác… Do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
Rất nhiều tai nạn thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trước như sau:
- Phòng ngã:
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch đặc biệt không đu, không trượt các lan can cầu thang; không gây gỗ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
+ Không được tự đi xe hon đa đến trường. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
+ Không tụ tập trước cổng trường dễ gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Nhắc cha mẹ đưa rước xếp xe ngay ngắn trước cổng trường, không gây ùn tắc giao thông cổng trường. Các xe đưa rước cần đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn giao thông khi hợp đồng cùng cha mẹ học sinh khi đưa rước con em.
- Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….
- Phòng tránh đuối nước:
+ Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Học sinh phải được học bơi và biết bơi.
- Phòng tránh điện giật:
+ Thực hiện an toàn điện để đảm bảo.
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….
+ Hạn chế tối đa việc ăn uống hàng quán trước cổng trường không đảm bảo ATVS TP.
- Phòng chống dịch bệnh Covid-19: Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại trường học theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.