CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
bài tuyên truyền về triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chứng thực điện tử, số hóa hồ sơ xã Thạch Lỗi
04/05/2022 10:52:54

Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND huyện Cẩm Giàng về thực hiện cải cách hành chính nhà nước huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 28/12/2021 về cải cách hành chính nhà nước huyện Cẩm Giàng năm 2022

Thực hiện kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 28/12/2021 về cải cách hành chính nhà nước năm 2022 xã Thạch Lỗi và Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 28/12/2021 về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn xã

Nay UBND xã thực hiện triển khai việc tiếp nhận và giải quyết TTHC thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và chứng thực điện tử để từng bước thực hiện số hóa hồ sơ giấy tờ giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức.

Việc thực hiện giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chứng thực điện tử và số hóa hồ sơ là nền tảng cốt lõi trong việc thực hiện cải cách hành chính, hướng tới nền hành chính dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, chất lượng.

UBND xã rất mong nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn thể nhân dân, các cá nhân, tổ chức đến liên hệ, giải quyết TTHC tại UBND xã để góp phần thực hiện thành công công tác cải cách hành chính theo kế hoạch xã đã đề ra và đảm bảo đúng theo chỉ đạo của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Trước tiên để thực hiện các nội dung trên cần phải nắm rõ các khái niệm về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chứng thực điện tử và số hóa hồ sơ là như thế nào; và cần phải thực hiện các bước các thao tác như thế nào

Sau đây là các khái niệm cần nắm rõ:

I.Thế nào được hiểu là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tổ chức, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Chỉ sau vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet, hồ sơ đăng ký đã được gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tra cứu thông tin về thủ tục, tình trạng hồ sơ nhanh chóng, thuận lợi. Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ngoài việc tổ chức, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi mà người sử dụng còn nhận được kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi qua đường bưu điện, người sử dụng sẽ thực hiện thanh toán phí, lệ phí, cước phí bưu chính theo quy định (nếu có). Hay nói đơn giản hơn là với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tổ chức, công dân không cần đến cơ quan nhà nước mà vẫn có thể đăng ký và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, nhờ ứng dụng phần mềm để liên thông giữa các ngành nên rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ (như thủ tục đăng ký khai sinh rút ngắn từ 20 ngày xuống còn 5 ngày làm việc); giảm giấy tờ, giảm công sức và thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho tổ chức, công dân.

* Lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm có kết nối Iternet;

- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ; - Chủ động các công việc khác của công dân;

- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email

- Đảm bảo công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.

- Lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Ngoài các lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thì công dân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có thể không cần đến cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính và được nhận kết quả tại nhà.

- Các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Hải Dương được cung cấp tập trung tại hệ thống Thông tin Chính quyền điện tử xã Thạch Lỗi.

1. Để thực hiện nộp hồ sơ, người dùng thực hiện theo các bước sau:

2. Công dân truy cập vào trang chủ hệ thống theo địa chỉ http:dichvucong.haiduong.gov.vn.

3. Bước 1. Bấm vào nút "Đăng ký",. Công dân điền đầy đủ thông tin theo mẫu tờ khai trực tuyến. Sau khi điền đầy đủ thông tin, công dân nhấn vào nút "Đăng ký"

4. Bước 2. Công dân lựa chọn dịch vụ công cần giải quyết và làm theo hướng dẫn"

5. Bước 3. Công dân nộp hồ sơ; Thông tin đăng ký thành công sẽ đi đến trang hướng dẫn các bước tiếp theo để hoàn tất hồ sơ. Công dân có thể lưu lại Mã hồ sơ để tra cứu tình trạng hồ sơ.

6. Bước 4. Theo dõi hồ sơ; Thông tin đăng ký sẽ được gửi đến hộp thư điện tử mà công dân đã điền trong Biểu mẫu.

7. Bước 5. Nhận kết quả

8. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có yêu cầu khác, công dân sẽ được hướng dẫn chi tiết để bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

II. Chứng thực điện tử là gì?

Chứng thực điện tử (hay còn gọi là bản sao chứng thực điện tử) là bản sao có chứng thực dưới dạng điện tử từ bản chính dưới dạng văn bản hoặc tệp giấy với nội dung đầy đủ, chính xác được ghi trên bản chính của sổ. Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính.

- Giá trị pháp lý của chứng thực điện tử

+ Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

+ Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị số 45/2020/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để xác minh, đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

- Chứng thực điện tử được tiến hành như thế nào?

Đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, chia sẻ thông tin trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách:

a) Yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc;

b) Yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính của giấy tờ hoặc tài liệu.

Xem thêm: Công chứng và chứng thực

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu. Thẩm quyền cấp, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc.

Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử về bản chính, thẩm quyền, địa điểm, tài liệu, chứng từ làm cơ sở thực hiện, trách nhiệm thực hiện của người đề nghị cấp chứng chỉ và người chứng nhận, việc gia hạn thời gian và thời hạn thực hiện, phí và hệ thống lưu trữ và chi phí dựa trên luật liên quan đến việc chứng thực từ bản gốc. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau:

a) Tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu gốc để làm căn cứ công chứng bản sao. Nếu văn bản, tài liệu gốc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng, chứng thực thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi xin chứng thực. Trừ khi có điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết hoặc nguyên tắc có đi có lại miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

b) Người được chứng thực kiểm tra bản chính, chụp bản chính theo phương thức điện tử, nhập bản sao có chứng thực từ bản chính và chứng thực chữ ký số của người được chứng thực, cơ quan có trách nhiệm chứng thực và gia hạn. Trừ khi pháp luật có quy định khác, bản sao điện tử của định dạng tài liệu giấy được chứng nhận từ bản gốc theo Quy định này sẽ thay thế bản chính được sử dụng để xác minh giao dịch.

Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cơ quan có trách nhiệm cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý và lưu trữ dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp.

Xem thêm: Thẩm quyền chứng thực

Việc đăng ký chứng thực điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện như sau

Bước 1: Truy cập vào website https://dichvucong.gov.vn/, sau đó chọn mục Dịch vụ công trực tuyến / Dịch vụ công nổi bật

Bước 2: chọn thủ tục “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”, sau đó hệ thống sẽ hiển thị giao diện hướng dẫn và hiển thị các thông tin về thủ tục hành chính Cấp bản sao chứng thực

Bước 3: Cá nhân / tổ chức đăng ký chứng thực bằng hình thức đặt lịch hẹn, sau đó thông báo với cán bộ tư pháp có tài khoản DVCQG và cung cấp CMND/CCCD hoặc MST (với doanh nghiệp). Sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản DVCQG của cá nhân / tổ chức dưới dạng file pdf

Lưu ý: Trường hợp cá nhân / tổ chức không có tài khoản DVCQG, khi tới cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu cung cấp email. Khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn thành việc cấp bản chứng thực điện tử, thì file chứng thực điện tử bản mềm sẽ được gửi về email mà cá nhân / tổ chức đã cung cấp.

III. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

– Ngoài việc thực hiện các quy định trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định 61/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thêm một số nhiệm vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trong đó, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 21a về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

 
 

Theo quy định mới, ngoài việc thực hiện các quy định trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thêm một số nhiệm vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính như sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính

- Kiểm tra, xác thực tài khoản số của cá nhân, tổ chức thông qua số định danh cá nhân của công dân Việt Nam hoặc số hộ chiếu (hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) của người nước ngoài và mã số của tổ chức theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản số, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa hướng dẫn thực hiện hoặc tạo tài khoản cho cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. Trường hợp ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính, tài khoản số được xác định theo số định danh của tổ chức, cá nhân ủy quyền.

- Thực hiện kiểm tra dữ liệu điện tử của các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính. Trường hợp thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý của tổ chức, cá nhân đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin, Cổng Dịch vụ công quốc gia với Hệ thống thông tin một cửa điện tử thì tổ chức, cá nhân không phải khai lại thông tin hoặc nộp lại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu; cán bộ một cửa kiểm tra và chuyển vào hồ sơ thủ tục hành chính điện tử cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp khi tiếp nhận, phát hiện thông tin trong hồ sơ, giấy tờ chưa có sự thống nhất với thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì thực hiện tiếp nhận hồ sơ giấy; việc điều chỉnh, sửa đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Đối với thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành mà chưa có dữ liệu điện tử, cán bộ một cửa thực hiện sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác của các nội dung theo bản giấy. Ký số vào tài liệu đã được số hóa theo quy định trước khi chuyển hồ sơ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

Đối với các thành phần hồ sơ chưa có dữ liệu điện tử còn lại, theo yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (đối với trường hợp cơ quan này thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 61/2018/NĐ-CP) quyết định việc tổ chức thực hiện số hóa đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tổ chức thực hiện số hóa đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Giải quyết thủ tục hành chính

- Kiểm tra thông tin trên tài liệu điện tử mà Bộ phận Một cửa chuyển đến và cập nhật thông tin, dữ liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ký số của cơ quan, tổ chức vào bản sao y đối với thành phần hồ sơ phải số hóa thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải có tối thiểu các trường thông tin: Mã loại giấy tờ; số định danh của tổ chức, cá nhân, trường hợp cá nhân không có số định danh cá nhân thì phải bổ sung họ tên, năm sinh, ngày cấp, cơ quan cấp; tên giấy tờ; trích yếu nội dung chính của giấy tờ; thời hạn có hiệu lực; phạm vi có hiệu lực (nếu có). Các thông tin, dữ liệu khác được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Trường hợp phải thẩm tra, xác minh, lấy ý kiến các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ, kết quả thẩm tra, xác minh và kết quả trả lời của cơ quan liên quan phải được số hóa theo dữ liệu điện tử để lưu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền ký số, phát hành theo quy định pháp luật về công tác văn thư để trả bản giấy và bản điện tử cho tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp thủ tục hành chính chỉ quy định cung cấp bản kết quả giải quyết điện tử hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị chỉ cung cấp bản kết quả giải quyết điện tử.

Khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính thành công, các hồ sơ, giấy tờ được số hóa, có giá trị pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thì được sử dụng trong thực hiện các thủ tục hành chính khác của tổ chức, cá nhân.

3. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được gắn mã số giấy tờ và lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính của Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Mã số giấy tờ gồm hai thành phần là mã số định danh của cá nhân, tổ chức và mã loại giấy tờ, trong đó mã loại giấy tờ đối với kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thống nhất sử dụng theo mã loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được trả cho tổ chức, cá nhân trên cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, trừ trường hợp thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải có mặt để trực tiếp nhận kết quả.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng bản giấy được trả theo quy định tại Điều 20 Nghị định này, trừ trường hợp thủ tục hành chính chỉ quy định cung cấp bản kết quả giải quyết điện tử cho tổ chức, cá nhân.

4. Lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

- Thời hạn bảo quản hồ sơ thủ tục hành chính điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật chuyên ngành.

- Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được lưu trữ điện tử và do cơ quan có thẩm quyền giải quyết quản lý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh./.

IV. Các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch, giải quyết các TTHC hiện nay :

* Các điều kiện bắt buộc:

- Công dân, tổ chức khi đi giải quyết TTHC bắt buộc phải có các loại thông tin, giấy tờ sau:

1. Có đầy đủ các giấy tờ gốc của văn bản cần công chứng, chứng thực

2. Mang thẻ CCCD hoặc CMND ( của bản thân hoặc người thân trong gia đình)

3. Có số điện thoại và địa chỉ gmail của bản thân hoặc người thân trong gia đình

4. Điện thoại cảm ứng /smart phone (có thể có hoặc không).

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THẠCH LỖI - HUYỆN CẨM GIÀNG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Mạnh Dũng -Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi

Địa chỉ: Thạch Lỗi - Cẩm Giàng - Hải Dương

Điện thoại: 0363999585

Email:nguyenmanhdung@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0