VĂN HÓA-XÃ HỘI
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh dại
29/09/2022 09:53:47

Bệnh Dại lưu hành ở trên 150 nước trên thế giới với 3,3 tỷ dân sống tại các vùng dịch lưu hành, Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh dại chủ yếu ở các nước thuộc khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 60.000 người chết vì bệnh Dại (99% trường hợp tử vong này là do lây truyền vi rút Dại từ chó, cứ 10 người chết vì bệnh dại thì có tới 04 trẻ em dưới 15 tuổi , 95% ca tử vong là ở châu Á và châu Phi) và 15 triệu người bị phơi nhiễm bệnh dại phải đi diều trị dự phòng.

Ở Việt Nam , theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trung bình mỗi năm có 70 người chết vì bệnh Dại và gần 400.000 người bị chó cắn phải đến cơ sở y tế điều trị gây tốn kém khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm. Theo Thông báo của Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh Dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 02 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021); Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh Dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. Nguy cơ dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.

Tại Hải Dương, thống kê cho thấy tổng đàn chó, mèo khoảng là 98.500 con Từ năm 1991 đến 8/2016 trên địa bàn tỉnh Hải Dương không có ổ dịch dại nào. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 03 người bị tử vong (01 ở xã Vĩnh Hồng - Bình Giang, 01 người ở xã Bắc An - Chí Linh và 01 người ở xã Kim Xuyên - Kim Thành); Hàng năm, báo cáo cho thấy có từ 650 - 700 trường hợp người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng.

Hàng năm, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã từng bước nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại trên chó, mèo của tỉnh đạt trên 70% nhưng không đồng đều tại các địa phương. Một số địa phương tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt dưới 50% như tại huyện Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang,.... Do đó, với những diễn biến phức tạp của bệnh dại; tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt miễn dịch quần thể; tập quán nuôi chó, mèo thả rông; thời tiết nắng nóng sắp tới thì nguy bùng phát bệnh trên địa bàn là rất cao. Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại tiến tới khống chế và thanh toán bệnh dại, phấn đấu không có trường hợp người bị tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030 rất cần sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và người dân.

1. Công tác quản lý đàn chó, mèo

- Yêu cầu chủ nuôi chó, mèo:

+ Phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã, phường tại các đô thị, nơi đông dân cư; nuôi nhốt chó (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên gia đình, nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Nếu thả rông chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì người nuôi chó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu để chó gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vật nuôi của mình gây ra theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định về xử lý hành vi thả rông chó: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng”;

+ Chủ nuôi chó, mèo phải chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo nuôi nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định về xử lý hành vi không tiêm phòng vắc xin đối với chó: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng”;

+ Chủ nuôi chó, mèo còn bị áp dụng bị cưỡng chế tiêm phòng; nuôi chó phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với chính quyền địa phương: tổ chức lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn; hàng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhật thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn; thành lập các đội chuyên trách để tiêm phòng, bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi.

2. Đối với công tác tiêm vắc xin phòng dại

- Chăn nuôi và Thú y tổ chức tiêm phòng đại trà vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm, ngoài ra tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng, mới lớn, mới được mua về địa phương hoặc đã hết miễn dịch.

- Đề nghị chính quyền địa phương:

+ Chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp cùng cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng;

+ Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về kế hoạch tiêm phòng, sự nguy hiểm của bệnh dại và biện pháp phòng tránh lây nhiễm sang người; tránh xảy ra việc người bị chó cắn không đi điều trị dự phòng mà đi thử thầy Lang dẫn đến tử vong; thực hiện nguyên tắc “5 không” trong công tác phòng, chống bệnh Dại động vật.

- Chủ nuôi chó, mèo hãy đưa chó, mèo trong diện phải tiêm phòng đến địa điểm tiêm phòng của xã để thực hiện “Không có chó, mèo dại sẽ không có người mắc dại”.

3. Những điều không nên làm và lưu ý

- Khi bị chó dại cắn mà lên cơn thì 100% là tử vong. Do vậy, khi bị chó cắn người bệnh cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Khi rửa không làm dập, nát thêm vết thương hoặc tổn thương rộng hơn. Sau đó phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt và phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Việc theo dõi sát con chó (mèo) đã cắn là rất cần thiết. Nếu chó đi mất, hoặc bị ốm, bị chết, bị giết thịt, bị bán… thì báo ngay cho cán bộ y tế, thú y biết để thay đổi cách xử trí cho người bệnh phù hợp hơn. Điều trị dự phòng càng sớm thì hiệu quả càng cao; tuyệt đối không điều trị bằng thuốc Nam hoặc đi thử xem có mắc dại hay không theo thầy Lang.

- Nghiêm cấm việc giết mổ đối với động vật bị dại hoặc nghi dại.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THẠCH LỖI - HUYỆN CẨM GIÀNG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Mạnh Dũng -Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi

Địa chỉ: Thạch Lỗi - Cẩm Giàng - Hải Dương

Điện thoại: 0363999585

Email:nguyenmanhdung@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0